Anh Hồ Việt Hải, thành viên Hội đồng quản trị của hiệp hội
Pacific Asia Travel (PATA), kiêm người đứng đầu Triip, một công ty du lịch bền
vững và tiêu biểu được thành lập tại Singapore. Với nhiều kinh nghiệm về sáng tạo
và thấu hiểu các hoạt động trong ngành du lịch toàn cầu, anh đã có những chia sẻ
ngắn về tốc độ phát triển du lịch toàn cầu và định hướng tạo dựng hệ sinh thái
du lịch bền vững.
* Là một ngành nghề đa dịch vụ, vai trò của
ngành du lịch đang phát triển lớn mạnh ra sao trên toàn thế giới?
Theo dữ liệu thống
kê của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới về ngành Du lịch:
·
Đóng
góp 8,8 nghìn tỷ đô la (cả trực tiếp vào gián tiếp) vào nền kinh tế toàn cầu, bằng
1/10 GDP của toàn thế giới (số liệu ước tính của năm 2019)
·
Tốc
độ phát triển nhanh hơn tốc độ phát triển của nền kinh tế toàn cầu trong vòng
tám năm qua (Chỉ số GDP của ngành Du lịch và Lữ hành là 3,9% so với toàn cầu là
3,2%);
·
Chiếm
10,4% trong tất cả các hoạt động kinh tế toàn cầu;
·
Tạo
ra 319 triệu việc làm, chiếm 10% trong tổng số công việc toàn cầu và một phần
năm trong tổng số công việc mới được tạo ra trên toàn thế giới trong vòng 5 năm
qua;
·
Được
xem là ngành phát triển nhanh thứ hai toàn thế giới, đứng trước ngành Chăm sóc
sức khỏe (+3.1%); Công nghệ Thông tin (+1.7%) và Dịch vụ Tài chính (+1.7%), chỉ
sau ngành Sản xuất với tốc độ phát triển là 4%.
·
Tăng
tỷ trọng về mức chi tiêu cho các hoạt động giải trí lên đến 78,5% (Từ 77,5% vào
năm 2017), nghĩa là 21,5% (22,5% vào năm 2017) mức chi tiêu là dành cho các hoạt
động kinh doanh.
·
Tăng
tỷ trọng về mức chi tiêu đến từ du khách quốc tế lên đến 28,8%, tăng từ 27,3%
vào năm 2017. Điều này có nghĩa là 71,2% mức chi tiêu đến từ du khách nội địa.
·
Riêng
đối với thành phố Đà Nẵng, những con số thống kê của ngành du lịch còn lớn hơn rất nhiều, bởi nơi đây được xem
là thành phố Du lịch lớn của khu vực Miền Trung Việt Nam.
Ngành Du lịch thế giới đã có tiếng nói chung theo hướng
phát triển bền vững hay chưa?
Nếu coi ngành du
lịch là một quốc gia, thì GDP của nó sẽ lớn hơn nước Nhật, lớn hơn tổng GDP của
Anh, Pháp, Mỹ gộp lại. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, du lịch không phải là một
quốc gia. Nó là một ngành công nghiệp. Nó là tổng thể các dịch vụ và hàng hóa được
cho là không liên quan đến nhau - các phòng khách sạn, vận tải thương mại, ăn uống,
mua sắm… - nhưng cùng đóng góp tạo nên ngành công nghiệp Du lịch chung. Và
chính bởi vì nó không phải một quốc gia mà chỉ là một ngành công nghiệp, nên mục
tiêu chính của ngành này là kinh doanh đạt lợi nhuận. Nếu xét trên khía cạnh
thương mại, rõ ràng ngành du lịch đã thành công và tìm được tiếng nói chung.
Tuy nhiên, chúng
ta đang sống trong một thời đại mà con người cần phải nghĩ xa hơn. Những vấn đề
phát sinh phía sau lợi nhuận của ngành du lịch, hầu như chưa được quan tâm đúng
mức. Một ngành công nghiệp có thể đạt lợi nhuận cũng như đáp ứng tất cả nhu cầu
của thế giới không? Có thể được quan tâm với triết lý riêng? Có thể dự báo được
tương lai? Nếu chúng ta đang xem xét các hoạt động phát triển bền vững cho du lịch,
tôi nghĩ chúng ta chưa thể có cùng tiếng nói. Đó là vấn đề chúng ta cần quan
tâm và suy nghĩ.
Một tín hiệu khả
quan là các thành phố Du lịch, trong đó có Đà Nẵng đã dần nhận thức, kiểm soát
chất lượng khách, dành sự lưu tâm đặc biệt đến vấn đề bảo vệ môi trường cho điểm
đến. Bên cạnh đó, việc làm sao để chia sẻ những giá trị từ sự phát triển của du
lịch sang các lĩnh vực khác của xã hội như môi trường, an sinh, giáo dục, y tế,
văn hóa cũng đã được quan tâm đáng kể…Đây chính là động lực để hướng đến du lịch
bền vững. Một số quốc gia trên thế giới đã làm tốt việc này. Hội An cũng đang
có những cách làm hay, Đà Nẵng chúng ta cũng đang dần tiệm cận đến khái niệm
này.
Đà Nẵng có một
cơ hội tuyệt vời với những kinh nghiệm rút ra từ mặt trái của ngành du lịch đại
chúng. Tôi nghĩ rằng hầu hết các điểm đến du lịch sẽ phải đối mặt với nhiều vấn
đề đặt ra khi tăng trưởng kinh tế từ du lịch địa phương đang phát triển quá
nhanh. Các quan chức du lịch của thành phố Đà Nẵng đã có những hành động nhanh
chóng để giải quyết các vấn đề phát sinh của ngành du lịch đại chúng trong vài
năm qua, trong đó có sự đóng góp không nhỏ từ tiếng nói và thiện chí của người
dân địa phương.
Làm sao cân bằng được giữa yếu tố lợi nhuận và văn
hóa bản địa?
Ngành du lịch phải
có trách nhiệm làm cho du khách và người dân bản địa cảm thấy hạnh phúc
hơn. Tôi luôn tin vào trách nhiệm cá nhân. Nếu cả người dân địa phương và
khách du lịch đều quan tâm đến tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ của ngành du lịch
địa phương, họ sẽ hành động để bảo vệ nó. Chúng ta cần mang đến cho mọi người ý
thức về quyền sở hữu đối với ngành du lịch. Chúng ta cần phân cấp nền kinh tế
du lịch để mang lại lợi ích cho tất cả mọi người tham gia, không chỉ một vài tập
đoàn lớn. Chỉ bằng cách chia sẻ quyền sở hữu với cộng đồng, mới có thể mở ra
“cơ chế” cho khách du lịch và người dân địa phương cùng phối hợp để cân bằng
nhu cầu của nhau.
Hồ Việt Hải