“Định hướng không gian
phát triển sản phẩm du lịch của Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045 được hoạch
định theo hướng tựa núi, hướng biển, lấy Sơn Trà, Bà Nà, Hải Vân và Ngũ Hành
Sơn bao bọc cho phần lõi là trung tâm thành phố. Đồng thời, phát triển du lịch
biển với trọng tâm là Vịnh Đà Nẵng và các khu vực biển Thọ Quang, Mỹ Khê, Non
Nước; Lấy sông Cu Đê ở phía Bắc và sông Túy Loan ở phía Nam là ranh giới cho
bán kính phát triển, kết nối với trung tâm du lịch phía Nam (Điện Bàn, Hội An)
qua sông Cổ Cò để phát triển du lịch sinh thái, biển đảo, rừng núi, sông hồ, gắn
với cộng đồng dân cư; Phát triển bán đảo Sơn Trà và đèo Hải Vân và phía Tây
thành phố theo hướng du lịch sinh thái”, Nguyễn Xuân
Bình, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP Đà Nẵng chia sẻ trong bài phỏng vấn, liên quan
đến những thách thức và định hướng phát triển của ngành du lịch thành phố.
- Thưa ông, trong phát ngôn về du lịch
Đà Nẵng, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn đã nhấn mạnh: “Du lịch
mang lại hơi thở, sức sống, nhịp điệu cho thành phố”. Tuy nhiên, “bây giờ
Đà Nẵng đang đứng trước một thời điểm cần viết nên câu chuyện mới về du lịch,
phải có điều chỉnh để thích ứng xu hướng mới, khắc phục các thách thức đang đặt
ra”. Vậy, thách thức đặt ra cho ngành du lịch hiện nay là gì?
Trong
thời gian qua, hoạt động du lịch thành phố có nhiều khởi sắc, phát triển khá
nhanh, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của thành phố, góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, đã tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện và nâng cao chất lượng sống
cho người dân.
Hệ
thống cơ sở lưu trú phát triển cả về số lượng và chất lượng (từ 69 khách sạn
vào năm 2003 với 2.391 phòng, đến nay đã có 720 cơ sở lưu trú với 31.531 phòng)
(tăng gấp 10,4 lần về số khách sạn và tăng gấp 13 lần về số phòng). Các thương
hiệu du lịch nổi tiếng thế giới đã có mặt tại Đà Nẵng: InterContinental,
Novotel, Hyatt, Pullman, Marriott, Hilton, IHG… đã có mặt ở thành phố, góp phần
nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và nâng tầm
thương hiệu du lịch Đà Nẵng.
Các
sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng và nâng cao về chất lượng: Khu làng Pháp,
Fantasy Park của Khu du lịch Bà Nà Hills; các hoạt động vui chơi giải trí mới tại
Công viên Châu Á; Suối khoáng nóng Núi Thần Tài, khu giải trí Helio Center;
Cocobay... nhiều khu nghỉ dưỡng, khách sạn đạt các giải thưởng danh giá về du lịch
của thế giới…
Thành
phố tổ chức thành công nhiều lễ hội mang tầm cỡ quốc tế như: Lễ hội pháo hoa quốc
tế; Hội chợ Du lịch quốc tế về nghỉ dưỡng biển và M.I.C.E; Cuộc thi Marathon quốc
tế; Cuộc đua thuyền buồm quốc tế Clipper Race; Cuộc thi Iron Man 70.3 Việt
Nam... qua đó thương hiệu điểm đến du lịch Đà Nẵng từng bước được khẳng định, với
các danh hiệu được bình chọn như: Top 10 điểm đến hấp dẫn hàng đầu Châu Á; Top
10 điểm đến mới nổi sáng giá nhất thế giới; Điểm đến sự kiện và lễ hội hàng đầu
Châu Á.
Trong
15 năm từ 2003 đến 2018, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về khách của Đà
Nẵng là 19,5%; Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về tổng thu du lịch 25,5%
(năm 2004 tổng thu du lịch là 814 tỷ đồng, thì dự kiến năm 2018 là 22.500 tỷ đồng
(tăng 27,6 lần). Năm 2019, tổng lượt khách đến tham quan, du lịch Đà Nẵng ước đạt
8.692.421 lượt, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, khách quốc tế ước
đạt 3.522.928 lượt, tăng 22,5% so với cùng kỳ 2018. Tổng thu du lịch ước đạt
30.973 tỷ đồng, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2018.
Lượng
khách du lịch quốc tế đến thành phố Đà Nẵng ngày càng tăng cũng đã đặt ra cho
thành phố những yêu cầu, thách thức nhất định:
Việc
phát triển lượng khách du lịch đã kéo theo sự ra đời của nhiều dịch vụ du lịch
phục vụ khách (nhà hàng, cơ sở mua sắm, dịch vụ giải trí…). Việc kiểm soát được
chất lượng dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu du khách là vấn
đề đặt ra đối với cơ quan quản lý nhà nước.
Sự
phát triển của khách du lịch quốc tế đòi hỏi yêu cầu về đội ngũ lao động của
ngành du lịch phải được đào tạo và đáp ứng chất lượng, đặc biệt là vấn đề kỹ
năng và ngoại ngữ. Thách thức về cơ sở hạ tầng giao thông, phương tiện giao
thông công cộng phục vụ du khách nước ngoài.
Đón
nhiều khách du lịch quốc tế từ nhiều thị trường khác nhau đòi hỏi thành phố phải
không ngừng phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, các sản phẩm vui chơi giải
trí phục vụ cho từng nhóm đối tượng khách.
Một
vấn đề lớn đang đặt ra hiện nay là bảo vệ môi trường tư nhiên sinh thái khi lượng
khách du lịch ngày càng tăng nhanh, đòi hỏi sự phối hợp, chung tay của nhiều
ngành, nhiều cấp để quản lý và điều phối tốt sự phát triển của du lịch, đảm bảo
sự phát triển bền vững.
Trong
thời gian đến, Đà Nẵng sẽ tập trung triển khai một số giải pháp chính:
Xây
dựng Định hướng mục tiêu phát triển du lịch Đà Nẵng trong giai đoạn 2020 -
2030, tầm nhìn năm 2045; phát triển du lịch bền vững theo hướng du lịch và dịch
vụ chất lượng cao gắn với bất động sản nghỉ dưỡng, xây dựng thương hiệu du lịch
Đà Nẵng là thiên đường nghỉ dưỡng và điểm đến du lịch thông minh, an toàn, thân
thiện, hướng đến Trung tâm du lịch của Châu Á và Trung tâm tổ chức hội nghị sự
kiện lễ hội mang tầm quốc tế.
Nghiên
cứu ban hành cơ chế đặc thù khuyến khích phát triển các sản phẩm du lịch, nhất
là cơ chế chính sách phát triển kinh tế ban đêm trong lĩnh vực du lịch; Đầu tư
hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch đồng bộ, hiện đại và phát triển đa dạng
hóa sản phẩm du lịch; Đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung nguồn nhân lực du lịch chuyên
nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch; Đảm bảo môi trường du lịch bền vững;
Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, xúc tiến đăng cai tổ chức các sự
kiện mang tầm quốc tế và đẩy mạnh hợp tác, liên kết vùng trên cơ sở khai thác,
phát huy các tiềm năng, thế mạnh hạt nhân của thành phố Đà Nẵng và lợi thế vùng…
- Đà Nẵng đang ở thời điểm bản lề
khi sắp bước sang năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm (2015-2020) thực hiện Đề án
phát triển du lịch. Bản thân ông cũng khẳng định: Đây là thời điểm quan trọng để
xác định Đà Nẵng làm thế nào tạo hướng đi khác biệt, hướng tới tái cơ cấu từ số
lượng sang chất lượng, tái cơ cấu thị trường, phát triển sản phẩm phục vụ thị
trường dựa trên chất lượng. Vậy chủ trương nâng cấp chất lượng dịch vụ, sản phẩm,
tái cơ cấu theo hướng tập trung vào chất lượng hiện đang được được triển khai như
thế nào và đã đạt được những kết quả gì thưa ông?
Chúng
tôi đang tiếp tục triển khai có hiệu quả chủ trương về Kế hoạch đa dạng hóa thị
trường khách quốc tế giai đoạn 2019-2021. Bên cạnh đó, thời gian đến ngành du lịch
tập trung thu hút các thị trường khách quốc tế có chất lượng cao, như: Tiếp tục
xúc tiến các đường bay quốc tế trực tiếp đến Đà Nẵng từ các thị trường tiềm
năng là Nga, Úc, Ấn Độ...; Triển khai các giải pháp thu hút những thị trường
tăng trưởng tốt như Nhật Bản và các nước châu Á khác, như: Đài Loan, Hồng
Công,… Đồng thời, triển khai các giải pháp để xúc tiến, đa dạng hóa thị trường
Tây Âu, Mỹ và Úc;
Triển
khai làm việc làm việc với một số công ty lữ hành, doanh nghiệp du lịch lớn tại
Châu Âu, các tập đoàn du lịch và công ty tư vấn du lịch lớn nhất thế giới như
TUI, Accors, TripAdvisor, Expedia, Alibaba… nhằm giới thiệu thông tin, tăng độ
nhận diện thương hiệu của du lịch Đà Nẵng tại thị trường Châu Âu, xây dựng quan
hệ hợp tác giữa doanh nghiệp du lịch Đà Nẵng với các đơn vị, doanh nghiệp du lịch
lớn tại Châu Âu…
Cơ
cấu lại ngành du lịch theo hướng chuyển từ số lượng sang chất lượng: Nghiên cứu
xây dựng và triển khai Đề án Cơ cấu lại ngành du lịch bảo đảm tính chuyên nghiệp,
hiện đại và phát triển bền vững, theo quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập
quốc tế; đẩy mạnh công tác phân cấp quản lý Nhà nước. Hỗ trợ doanh nghiệp hình
thành các sản phẩm du lịch mới, khác biệt, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách
du lịch và có sức cạnh tranh cao nhằm xây dựng và giữ gìn thương hiệu du lịch
Đà Nẵng. Chú trọng phát triển nguồn lực con người, đồng bộ hóa hệ thống cơ sở hạ
tầng, cơ sở vật chất du lịch…
- Theo định hướng của chính quyền
thành phố, vì tầm quan trọng của ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế nên quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch chung của Đà Nẵng đều sẽ có
tích hợp các điều kiện dành cho sự phát triển của ngành du lịch. Ông có thể
chia sẻ cụ thể hơn về những điều vấn đề này?
Hiện
nay thành phố đang rất tập trung và tích cực triển khai, xây dựng Đồ án điều chỉnh
quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Xác định
đây là một trong những cơ sở, cơ hội quan trọng nên hiện nay Sở Du lịch cũng đang
tập trung nghiên cứu, đề xuất giải pháp, cơ chế chính sách cụ thể mang tính
chính lược trong thời gian đến, tập trung vào một số nội dung chính như sau:
Định
hướng không gian phát triển sản phẩm đến năm 2030, tầm nhìn 2045, phát triển du
lịch theo định hướng “tựa núi, hướng biển”: Lấy Sơn Trà, Bà Nà, Hải Vân và Ngũ
Hành Sơn làm trung tâm tạo vùng, bao bọc cho phần lõi là trung tâm thành phố (hạn
chế không gian phát triển du lịch vùng lõi); Phát triển bán đảo Sơn Trà, đèo Hải
Vân và phía Tây thành phố theo hướng du lịch sinh thái; Lấy sông Cu Đê ở phía Bắc
và sông Túy Loan ở phía Nam là ranh giới cho bán kính phát triển, kết nối với
trung tâm du lịch phía Nam (Điện Bàn, Hội An) qua sông Cổ Cò để phát triển du lịch
sinh thái, biển đảo, rừng núi, sông hồ, gắn với cộng đồng dân cư…
Xác
định 4 nhóm sản phẩm chính của du lịch Đà Nẵng: Du lịch biển, nghỉ dưỡng cao cấp;
Du lịch mua sắm, hội nghị hội thảo (MICE); Du lịch văn hoá, lịch sử, tâm linh,
sinh thái, làng quê, làng nghề; Du lịch đô thị (City Break) gắn với thành phố
trung tâm là Đà Nẵng trong liên kết du lịch với Hội An và Huế. Các sản phẩm bổ
trợ gồm du lịch golf, du lịch ẩm thực, du lịch chữa bệnh – làm đẹp.
Nguyễn Trần
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét